Cận cảnh nhà máy chế biến thịt mát nghìn tỷ tại Hà Nam

Khánh Trang

Khởi công từ 2/2018 và khánh thành đi vào hoạt động từ 12/2018, tổ hợp chế biến thịt MEAT Hà Nam có mức đầu tư hơn 1,000 tỷ đồng, công suất thiết kế là 1.4 triệu con heo, tương đương 140,000 tấn mỗi năm,  là dự án chế biến đầu tiên theo tiêu chuẩn châu Âu của Việt Nam.

Nhà máy chế biến thịt mát đầu tiên của Việt Nam

Hiện nay, người tiêu dùng ở Hà Nội, TPHCM… đã dần quen khái niệm “thịt mát”. Nhưng có lẽ, nhiều người cũng chưa rõ thịt mát là gì, khác thịt nóng, thịt cấp đông như thế nào; có quy trình giết mổ, vệ sinh, bảo quản ra sao và nuôi, chế biến ở đâu?

“Mục sở thị” tại tổ hợp nhà máy chế biến thịt mát MEATDeli của Công ty Masan MEATLife ở Khu công nghiệp Đồng Văn (tỉnh Hà Nam) chúng tôi được chứng kiến quá trình giết mổ, vệ sinh, pha lóc, đóng gói thịt heo tại dây chuyền công nghiệp được coi là hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.

Cận cảnh nhà máy chế biến thịt mát nghìn tỷ tại Hà Nam - Ảnh 1

Từ khu văn phòng điều hành, để vào bên trong các phân xưởng giết mổ heo, gà, chế biến xúc xích…tất cả khách ra vào, nhân viên đều phải làm thủ tục khai báo sức khỏe, thực hiện đầy đủ quy trình sát trùng, khử khuẩn theo quy định.

Cận cảnh nhà máy chế biến thịt mát nghìn tỷ tại Hà Nam - Ảnh 2

Để vào được tiếp xúc với các khu vực bên trong nhà máy, chúng tôi phải tuân thủ quy định thay đổi trang phục, đội mũ chụp đầu đảm bảo “một sợi tóc không thể rơi trong nhà máy”. Ở vòng cuối cùng, khách được yêu cầu rửa tay bằng dung dịch sát trùng, sấy khô tay trước khi vào nhà máy. Quá trình tham quan, khách liên tục được nhắc nhở không được chạm tay vào bất cứ đồ vật, dụng cụ nào bên trong nhà máy.

Bên trong các khu vực giết mổ, pha lóc chế biến, đóng gói đều được ngăn cách nhau. Dù giết mổ, chế biến hàng trăm con lợn mỗi ngày nhưng các khu nhà xưởng luôn được giữ sạch sẽ tinh tươm, công nhân mỗi người phụ trách một công đoạn riêng.

Cận cảnh nhà máy chế biến thịt mát nghìn tỷ tại Hà Nam - Ảnh 3
Cận cảnh nhà máy chế biến thịt mát nghìn tỷ tại Hà Nam - Ảnh 4
Cận cảnh nhà máy chế biến thịt mát nghìn tỷ tại Hà Nam - Ảnh 5

Theo ông Đặng Ngọc Quý - Giám đốc Tổ hợp nhà máy thịt mát MEAT Hà Nam, sau quá trình vận chuyển, heo sẽ bị stress, nếu giết mổ ngay sẽ ảnh hưởng chất lượng. “Do đó, trước khi giết mổ, chúng tôi phải cho heo nghe nhạc để thư giãn và tiếp tục kiểm tra dịch tễ, phục hồi sức khỏe” - ông Quý nói.

Ngay từ khâu vận chuyển cần tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe, theo đó, thời gian vận chuyển không quá 72 giờ từ lúc heo lên xe đến khi được chuyển đến nơi giết mổ. Xe chở heo không được đi liên tục quá 8 giờ. Nếu là xe chuyên dụng cũng không được chạy liên tục quá 12 giờ. Trước khi giết mổ 12 giờ, heo không được ăn. Heo được cho uống nước sạch và nghỉ ngơi 2 giờ trước khi giết mổ.

Trước khi lấy huyết heo được làm ngất. Đây là phương pháp giết mổ nhân đạo được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Heo đã làm ngất sẽ không cảm thấy đau đớn, sợ hãi khi giết mổ. Điều này giúp chất lượng thịt ngon hơn. Heo sợ hãi sẽ tiết ra chất hóa học làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt.

Đến  công đoạn giết mổ, toàn bộ được thực hiện trên giá treo với những thiết bị hiện đại nhập từ châu Âu. Mỗi công nhân chỉ làm một thao tác duy nhất, đòi hỏi chính xác tuyệt đối. Dao xẻ thịt lợn sau mỗi lần sử dụng được cắm vào nước sôi 100 độ C để sát trùng. Sau khi lọc bỏ phần đầu, đuôi, chân và nội tạng, phần thân heo (đã làm sạch) được đưa vào phòng làm lạnh cấp tốc (khoảng - 18oC) trong khoảng 2-4 giờ đồng hồ để tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật còn sót lại trong quá trình giết mổ. Tại đây, cán bộ thú y của tỉnh Hà Nam trực tiếp kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn rồi đóng dấu chứng nhận đảm bảo thú y lên từng thân heo đã xẻ.

Sau khi giết mổ, thịt heo được làm mát đến khi nhiệt độ tâm thịt đạt 0 độ C đến 4 độ C. Nhiệt độ này tính ở phần tâm thịt dày nhất của con heo. Quá trình làm lạnh không kéo dài quá 24 giờ.

Theo ông Nguyễn Doãn Cự, Trưởng Phòng QA – QC của Tổ hợp nhà máy thịt mát MEAT Hà Nam, ở nhiệt độ này, thịt heo sẽ được “chín sinh hóa” từ từ, giúp màu sắc thịt hồng tươi và mềm. Làm mát đủ thời gian, đạt chuẩn mới chuyển sang dây chuyền pha lóc, đóng gói.

Ông Cự cho biết, nền nhiệt 0 -4 độ C hầu như được đảm bảo xuyên suốt từ quá trình chil đến pha lóc, đóng gói, vận chuyển và bày bán ở cửa hàng, siêu thị. Đó là đặc điểm của thịt mát, khác hẳn loại thịt nóng là giết mổ xong mang ra chợ ngay; cũng khác với thịt cấp đông ở mức nhiệt độ bảo quản (thường là -18 độ C).“Chất lượng thịt cấp đông cũng không kém gì thịt mát, nhưng vấn đề là do quá trình rã đông không đúng cách (lẽ ra phải chờ 24-36 giờ đồng hồ, để liên tục ở nhiệt độ mát để thịt rã đông dần dần) thì cách rã đông cấp tốc hiện nay đã khiến thịt cấp đông không được ngon bằng thịt mát” - ông Cự chia sẻ.

Theo đại diện nhà máy, toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu và do chính các chuyên gia giàu kinh nghiệm của EU trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm. Nhà máy được vận hành theo tiêu chuẩn BRC - tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm.Thịt heo MEATDeli được chế biến, làm mát và đóng gói bằng công nghệ Oxy-Fresh ngay tại nhà máy của tổ hợp chế biến thịt Meat Hà Nam của Masan, nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Để giữ trọn dưỡng chất cùng độ ngon tối ưu của thịt, MEATDeli luôn bảo quản xuyên suốt ở nhiệt độ 0-4 độ C từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng.

Cận cảnh nhà máy chế biến thịt mát nghìn tỷ tại Hà Nam - Ảnh 6

Ngoài ra, nhờ áp dụng nguyên tắc "nhanh - sạch - lạnh" trong cả chuỗi nên khách hàng là người chạm vào miếng thịt đầu tiên và có thể chế biến ngay mà không cần sơ chế lại như các loại thịt nóng hay đông lạnh khác. Thịt heo mát MEATDeli có hạn sử dụng trong vòng 5 ngày, các bà nội trợ có thể yên tâm mua trữ sẵn cho ngày Tết mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Nhà máy chế biến và đóng gói thịt gà  áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất châu Âu

Ngay cạnh nhà máy thịt mát là Nhà máy chế biến và đóng gói thịt gà thuộc Tổ hợp chế biến thịt Tập đoàn MASAN, tọa lạc tại khu công nghiệp Đồng Văn 4, tỉnh Hà Nam, được điều hành bởi MASAN MEATLife. Nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 2/2022 với niềm tự hào là một trong những mắt xích quan trọng của MASAN MEATLife trong chuỗi sứ mệnh mang đến nguồn đạm động vật tươi ngon, dinh dưỡng với giá cả hợp lý cho mỗi và mọi bữa ăn gia đình Việt.

Nhà máy chế biến và đóng gói thịt gà có tổng vốn đầu tư lên đến hơn 527 tỷ đồng, quy mô gần 1.6 héc-ta, với công suất hơn 52 triệu con/năm.

Tính đến nay, dây chuyền và công nghệ chế biến của nhà máy là hệ thống hiện đại bậc nhất và đạt chuẩn châu Âu.

Nghiêm ngặt từ khâu kiểm tra chất lượng đầu vào, chỉ những con gà khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn chăn nuôi và kiểm định thú y mới được phép tiến hành giết mổ.

Hệ thống giết mổ của Nhà máy chế biến và đóng gói thịt gà hoạt động đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe, đạt giấy chứng nhận sơ sở đủ điều kiện An toàn Thực phẩm và Giấy chứng nhận vệ sinh thú y. Kết hợp cùng dây chuyền giết mổ từ Marel – công ty hàng đầu thế giới về thiết bị chế biến thịt do Hà Lan cung cấp và lắp đặt.

Điểm nổi bật của Nhà máy chế biến và đóng gói thịt gà là áp dụng công nghệ thịt mát Air Chill hiện đại bậc nhất châu Âu, giúp làm mát tâm thịt đạt đến nhiệt độ từ 0 tới 4 độ C.

Song song, nhà máy có dây chuyền pha lóc tự động để tách các phần cơ bản của thịt gà như: cánh, thân và đùi, trước khi được cắt hoặc phi lê thành từng miếng vừa ăn.

Thịt gà sau pha lóc được đóng khay tự động bằng công nghệ bao bì tiên tiến từ Châu Âu, với màng thở một chiều, giúp thịt gà luôn tươi ngon và trọn dinh dưỡng.

Từng sản phẩm Gà tươi MEATDeli đều phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, để trở thành những sản phẩm chất lượng trong bữa ăn của triệu gia đình Việt.

Cận cảnh nhà máy chế biến thịt mát nghìn tỷ tại Hà Nam - Ảnh 7

Đến thời điểm này, ở Việt Nam đã có một số nhà máy, dây chuyền cũng tham gia giết mổ, chế biến thịt mát (heo, gà); nhưng đứng đầu về dòng thịt mát vẫn là MEATDeli của Masan MeatLife.

Tổ hợp nhà máy thịt mát MeatDeli Hà Nam có tổng diện tích 10ha, tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, xây dựng và hoạt động từ năm 2018 đến nay. Năm 2020, tổ hợp này đầu tư thêm một nhà máy giết mổ thịt gà mát và từ tháng 6/2022, tiếp tục mở thêm nhà máy chế biến thịt, sản xuất xúc xích.

Đến thời điểm này, tổ hợp các nhà máy thịt mát của Masan MEATLife vẫn được coi là có công nghệ hiện đại, quy mô lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là các nhà máy có chứng chỉ toàn cầu BRC về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực chế biến thịt tươi tại Việt Nam.

Tin Cùng Chuyên Mục