Ngày pháp luật

Cách mạng công nghiệp 4.0: “Đón sóng” để cất cánh

Thu Tâm

Nhận thức được tầm quan trọng của Cách mạng công nghiệp 4.0, Thanhs luôn sẵn sàng tiên phong trong các cuộc trải nghiệm tìm ra những giải pháp, những phần mềm mới phù hợp và hữu ích không chỉ phục vụ bản thân doanh nghiệp (DN) mà còn tư vấn khách hàng (KH) trong quá trình xây dựng hệ thống quản trị và vận hành.

Làm bất kì một nghề nào cũng cần có một cái duyên. Vậy “cái duyên” nào khiến chị lựa chọn con đường tư vấn về thương hiệu mà không phải là một lĩnh vực nào khác?

- Đến với nghề tư vấn chiến lược thương hiệu (CLTH) với tôi là một chặng đường dài. Năm 2000, chúng tôi thành lập công ty quảng cáo Thanhs. Mặc dù quảng cáo cũng là một nghề rất sáng tạo tuy nhiên tôi luôn có cảm giác chưa lựa chọn được đúng nghề.

Tôi luôn trăn trở tìm cho mình một con đường khác biệt hơn, dùng chất xám của mình để giúp cho DN thay vì chỉ làm theo những gì mà DN yêu cầu. Và chính nghề tư vấn đã chọn tôi khi năm 2002 tôi được tiếp cận những tài liệu chuyên môn về CLTH. Khi đó tôi bắt đầu cảm nhận đây là con đường của chính mình vì thế tôi đi sâu hơn vào việc nghiên cứu các CLTH và năm 2004 tôi có KH đầu tiên về việc tư vấn CLTH, đó chính là công ty Á Châu.

Cách mạng công nghiệp 4.0: “Đón sóng” để cất cánh - Ảnh 1

 Đặng Thanh Vân – Giám đốc điều hành Công ty Thanhs

Có thể nói bây giờ là kỉ nguyên của dịch vụ tư vấn với các trung tâm tư vấn mọc lên như nấm sau mưa. Vậy đâu là lợi thế, là vũ khí cạnh tranh của Thanhs để khẳng định vị thế của mình?

Trong vòng 2 năm trở lại đây, các công ty phần mềm CRM, ERP hoặc phần mềm bán hàng ở Việt Nam rất phát triển và chính động thái tích cực của họ để truyền bá, truyền thông nội dung về CRM, ERP hay sử dụng các phần mềm đã khiến cho các DN vừa và nhỏ bắt đầu quan tâm đến nền tảng công nghệ chung.

- Quả thực vào khoảng năm 2004 đến 2010, các công ty tư vấn gần như không có trên thị trường mặc dù Thanhs vẫn tham gia tư vấn cho khá nhiều DN lớn nhưng đó không phải là lĩnh vực hoạt động chính. Cho tới năm 2010, công ty mới chính thức đóng sản phẩm quảng cáo và chỉ tập trung vào một sản phẩm mũi nhọn là tư vấn, thiết kế nhận diện thương hiệu.

Để tạo được lòng tin với KH, được KH tin yêu, ngoài việc phải có những lời cam kết, tuyên bố những giá trị, lợi ích có thể đem lại cho KH, chúng tôi phải thực thi lời cam kết đó một cách rõ ràng chứ không phải cam kết rồi bỏ đó. Tiếp đó chúng tôi phải nâng năng lực thương hiệu (TH) ở một nấc thang cao hơn như xây dựng văn hóa, triết lí cho TH và các thông điệp về định vị TH.

Chị đánh giá thế nào về cách xây dựng TH của các DN ở Việt Nam hiện nay? Theo chị, một TH được nhiều người biết đến và tin tưởng phải đáp ứng được những điều kiện gì?

- Không phải DN nào cũng xây dựng được hình ảnh TH đúng tầm. Nhiều DN có chất lượng sản phẩm rất tốt nhưng không biết cách xây dựng hình ảnh khiến KH không biết đến và đánh giá thấp sản phẩm. Ngược lại, nhiều DN có hàng hóa với chất lượng kém nhưng truyền thông ầm ĩ, thổi phồng lên khiến cho KH lầm tưởng. Nhưng chỉ  một thời gian ngắn sau khi trải nghiệm sản phẩm, KH sẽ nhận ra vấn đề. Khi đó KH sẽ thất vọng và quay lưng với TH.

Cách mạng công nghiệp 4.0: “Đón sóng” để cất cánh - Ảnh 2

 

Xây dựng TH hiệu quả là khi chiếm được lòng trung thành của KH khiến họ quay lại mua hàng, giới thiệu KH khác và sẵn sàng bảo vệ TH khi TH gặp sự cố. Để làm được điều này, như tôi đã nói, DN cần thực hiện đúng cam kết dành cho KH, từng bước nâng giá trị TH cao hơn trong tâm trí KH.

CMCN 4.0 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu và DN muốn tồn tại thì tất yếu phải thích ứng với nó. Chị đánh giá thế nào về nhận thức cũng như xu hướng chuyển đổi hiện nay của các doanh nghiệp trước làn sóng công nghệ này?

- Cũng giống cuộc CMCN lần thứ ba, nếu DN thờ ơ với CMCN lần thứ tư này thì  chắc chắn sẽ bị loại ra ngoài cuộc chơi. Tôi cho rằng rất nhiều DN Việt Nam chưa hiểu rõ thế nào là CMCN 4.0 trong khi thế giới đang chuyển đổi từng ngày, từng giờ với nó. Các DN cần lấy công nghệ làm bàn đạp để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường VN chứ chưa nói tới vươn mình ra thế giới. Còn với các DN mong muốn có thể xuất khẩu thì đó là xu thế không thể nào tránh được.

Trong vòng 2 năm trở lại đây, các công ty phần mềm CRM, ERP hoặc phần mềm bán hàng ở Việt Nam rất phát triển và chính động thái tích cực của họ để truyền bá, truyền thông nội dung về CRM, ERP hay sử dụng các phần mềm bán hàng, quản trị nhân sự, kết nối hệ thống trong công ty đã khiến cho các DN vừa và nhỏ bắt đầu quan tâm đến nền tảng công nghệ chung.

Cách mạng công nghiệp 4.0: “Đón sóng” để cất cánh - Ảnh 3

 

Tuy nhiên tôi đánh giá tính ứng dụng của các DN đối với ERP tức là kết nối toàn bộ hệ thống sản xuất vào chung một hệ thống và chuyển nó thông qua môi trường điện toán đám mây để điều khiển, vận hành từ xa vẫn còn thấp, hầu như DN vừa và nhỏ không có khả năng tiếp cận. Bởi để làm được điều đó đòi hỏi bản thân DN phải chuyên nghiệp ở một mức độ nhất định và chi phí đầu tư tốn kém.

Và bản thân Thanhs đã có những động thái cụ thể gì để bắt kịp CMCN 4.0? Theo chị cần làm gì để mọi DN có thể chủ động đón kịp cuộc cách mạng này?

- Bản thân công ty Thanhs chúng tôi có ứng dụng hệ thống CRM là hệ thống nền tảng quản trị mối quan hệ khách hàng và chúng tôi cảm thấy rất hữu ích cho công tác hoạt động của chúng tôi. Ngoài ra có rất nhiều hệ thống chúng tôi tự vận hành và tự xây dựng trong nội bộ để có thể đưa lên điện toán đám mây, chia sẻ dùng chung trong nội bộ DN. Cá nhân tôi trong quá trình tư vấn cho DN cũng đã từng tìm kiếm nhiều phần mềm ERP của Việt Nam nhưng chưa tìm được hệ thống phần mềm ERP có thể giúp cho DN vừa và nhỏ với chi phí hợp lý.

Cách mạng công nghiệp 4.0: “Đón sóng” để cất cánh - Ảnh 4

 

Công ty Thanhs luôn thử trải nghiệm phần mềm mới nếu cảm thấy hữu ích cho DN, trong quá trình tư vấn chúng tôi sẽ gợi ý DN sử dụng và đưa vào vận hành để đạt hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, giúp quá trình xây dựng hệ thống quản trị và vận hành tốt hơn để DN có thể vững vàng cất cánh, vươn ra thế giới.

Tin Cùng Chuyên Mục