Bài học quản lý quan trọng nhất mà CEO LinkedIn học được có sự tương đồng nhất định với chiến lược trong thể thao: Đừng để cầu thủ giao bóng chơi trong trận đấu quá lâu. Weiner chia sẻ, khi cánh tay của cầu thủ ném bóng đã mỏi nhừ, người quản lý tiến lên kiểm tra và cầu thủ đáp lại rằng họ vẫn ổn nhưng rồi lại từ bỏ cú ném bóng và khiến cả đội thua cuộc.
"Vai trò của người ném bóng thực sự không quyết định những việc người quản lý phải làm. Quyết định được đưa ra phụ thuộc vào chính người quản lý, và trong gần 20 năm làm quản lý của mình, chưa có nhân viên nào tới nói với tôi rằng họ không thể làm công việc của họ. Không một lần nào cả", ông nói.
Các nhà quản lý phải tự nhận ra được khi nào thì nhân viên không thể đảm nhiệm vị trí, công việc của họ nữa. Bên cạnh đó, nếu bạn đang đặt ra nghi vấn về khả năng thực hiện và hoàn thành công việc của nhân viên thì bản thân bạn cũng phải rõ câu trả lời cho vấn đề đó.
Nhiều nhà quản lý và giám đốc điều hành thường nhìn nhận sự việc theo một cách khác khi nhận thấy một nhân viên nào đó đang bị tụt lại phía sau. Weiner thừa nhận rằng ông cũng từng làm như vậy.
Ông chia sẻ: "Bạn đang lo lắng về sự thiếu chắc chắn của việc thay đổi, việc mất tinh thần đồng đội, hay làm thế nào để nhanh chóng tuyển mộ được người thay thế - toàn bộ những việc và mối lo lắng này đôi khi sẽ không mang lại kết quả tốt như mong muốn".
Một văn phòng của LinkedIn
Theo thời gian, ông học được rằng các nhà quản lý nên trung thực với nhân viên bằng cách giải thích, làm rõ khoảng cách giữa họ về mặt kỹ năng và đề ra một kế hoạch để thu hẹp khoảng cách đó.
Ông gợi ý rằng hãy mở đầu một chủ đề khó bằng ba câu nói đơn giản: "Tôi ủng hộ bạn. Tôi là lý do để bạn đảm nhận vị trí đó. Và tôi sẽ làm việc cùng bạn, làm mọi thứ trong khả năng của tôi để giúp bạn đến được vạch đích".
Các nhà quản lý cũng nên cung cấp thời gian biểu cho nhân viên với những mục tiêu cụ thể mà họ có thể đạt được. Nếu nhân viên không thể cải thiện, người quản lý nên bắt đầu tìm kiếm một người mới thay thế ở trong hoặc ngoài công ty.