Ngày pháp luật

Các thương vụ "triệu đô" của Shark Tank có số phận ra sao?

Hiếu Nguyễn (Tổng Hợp)

(Doanhnhan.vn) - Ngoài Luxstay, Shark Tank Việt Nam đã chứng kiến ba thương vụ "khủng" với số tiền đầu tư lên tới triệu đô.

GCalls 

Các thương vụ

 

Mang đến Shark Tank nền tảng cung cấp phần mềm quản lý giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tạo lập hệ thống tổng đài chỉ trong vòng 5 phút, hai chàng trai Xuân Bằng - Thanh Phúc đưa ra mức gọi vốn gọi vốn 1 tỷ 249 triệu đồng cho 1% cổ phần.

Do đây là một lĩnh vực mới, đồng thời cách thuyết trình của hai nhà sáng lập chưa thực sự mạch lạc, nên Shark Phú, Shark Hưng và Shark Trương Lý Hoàng Phi, Shark Vương đều lắc đầu, quyết định từ chối đầu tư.

Cơ hội loé lên với startup này khi Shark Linh chia sẻ chị biết và hiểu rõ cách vận hành của Gcalls. Nếu hai bên thoả thuận hợp tác, chị cam kết sẽ tham gia giúp đỡ Gcalls trong nhiều khâu khác nhau. Vì "công sức bỏ ra rất lớn, nên Shark Linh đã offer mức 1 triệu USD cho 45% cổ phần. Sau thời gian suy nghĩ, hai founder đồng ý, tạo nên kỷ lục về thương vụ có số tiền đầu tư cao nhất Shark Tank thời điểm đó.

Cho đến nay, Gcalls vẫn chưa được rót vốn.

Pin thông minh Mopo

Mopo là giải pháp năng lượng lưu động của Power Centric, thuộc sở hữu của chàng Việt kiều Mỹ Nguyễn Minh Ngọc, đã được chính phủ Mỹ cấp quyền và bảo hộ.

Đến với chương trình, Power Centric đề nghị được rót vốn 500.000 USD đổi lấy 10% cổ phần, hoặc 1.500.000 USD đổi lấy 30% cổ phần.

Các thương vụ

 

Tính đến nay, Mopo đã hoàn thành việc ra mắt đồng thời 4 sản phẩm chủ đạo gồm: Pin lithium-ion Mopo cùng phụ kiện như bộ chuyển điện, bộ sạc, app quản lý trạng thái pin; Tủ và trạm sạc đổi pin; Xe điện Xyndi; Tấm thu năng lượng dùng trong gia đình và di động.

Mopo được Shark Hưng cam kết 1 triệu USD, trong đó 500.000 USD đổi lấy 25% cổ phần, 500.000 USD là trái phiếu hoặc chuyển thành khoản vay.

Mới đây, Cengroup đã công bố hoàn thành đầu tư giai đoạn 2 vào công ty này.  Sau khi Mopo lên Shark Tank Việt Nam, đến thời điểm này, Shark Hưng cho biết doanh thu của Mopo đã tăng 2.000% so với năm ngoái.

Soya Garden

Được giới thiệu là chuỗi hệ thống đậu nành chuẩn hữu cơ đầu tiên, hai founder Hoàng Anh Tuấn - Hoàng Thu Thủy kêu gọi 15 tỷ đồng cho 20% cổ phần.

Thời điểm đó, họ có 10 cửa hàng, trong đó có 8 cửa hàng đi theo mô hình nhượng quyền. Doanh số trung bình 8 đến 10 triệu/ ngày. Tuy nhiên, lợi nhuận không đủ bù vào chi phí vận hành.

Lợi thế cạnh tranh của Soya Garden, theo hai founder, là "hệ thống đậu nành chuẩn hữu cơ đầu tiên tại thị trường Việt Nam". Tệp khách hàng chính của họ là khách hàng nữ từ 23 tuổi trở lên. 

Màn thuyết trình của Soya Garden không thuyết phục được các "cá mập". Họ liên tục bối rối, ngập ngừng trước các câu hỏi về lợi nhuận, vốn đăng ký kinh doanh. Điều này dẫn việc 4/5 Shark quyết định từ chối đầu tư.

Duy nhất Shark Thủy đưa ra một lời đề nghị: Cam kết đầu tư 15 tỷ đồng, trong đó 4 tỷ đồng đổi lấy 45% cổ phần, 11 tỷ đồng là trái phiếu chuyển đổi.

Các thương vụ

 Shark Thuỷ trao gói đầu tư 100 tỷ cho nhà sáng lập Soya Garden

Gần đây vào cuối tháng 4/2019, tập đoàn Egroup của Shark Thủy tiếp tục công bố đầu tư thêm 55 tỷ, nâng tổng mức đầu tư lên 100 tỷ đồng, biến Soya Garden trở thành thương vụ đầu tư lớn nhất Shark Tank Việt Nam từ trước đến nay.

Trước mắt, Soya Garden vẫn giữ nguyên mục tiêu ngắn hạn đạt mốc 100 cửa hàng trong năm 2019. Nối tiếp theo đó sẽ là kế hoạch cho 300 cửa hàng vào năm 2021 đồng thời đặt chân đến những thị trường khác trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản.

Tin Cùng Chuyên Mục