Ngày pháp luật

Bộ Tư pháp: Công bố Bộ pháp điển Việt Nam-Công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học

Theo Cổng TTĐT Bộ Tư pháp

Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và Công bố Bộ pháp điển Việt Nam. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham dự Hội nghị.

Tham dự Hội nghị còn có Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Đồng chí Phạm Đình Toản, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Đồng chí Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Đồng chí Đỗ Đức Hồng Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Đồng chí Đỗ Ngọc Huỳnh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Đồng chí Bùi Hoàng Phương, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Đồng chí Lê Tấn Cận, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế; Đồng chí Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đồng chí Trần Minh Khương, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước; Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Luật sư Đào Ngọc Chuyển, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL; Đồng chí Phạm Quang Hiếu, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.

Bộ Tư pháp: Công bố Bộ pháp điển Việt Nam-Công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học - Ảnh 1
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham dự Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị.  
Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị.  

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Hồ Quang Huy cho biết, đối với công tác hệ thống hoá văn bản QPPL kỳ 2019 – 2023, có 20 bộ, cơ quan ở Trung ương, 63/63 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành Kế hoạch hệ thống hóa văn bản QPPL; 24 bộ, cơ quan ở Trung ương (gồm 22/22 bộ, cơ quan ngang bộ (đạt 100%), Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, 63/63 UBND cấp tỉnh (đạt 100%) công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL). Việc công bố văn bản QPPL của UBND cấp huyện, cấp xã cũng đã được đa số các cơ quan thực hiện. 

Qua thông tin báo cáo, đánh giá của các bộ, ngành, địa phương về hệ thống văn bản QPPL được hệ thống hóa cho thấy, các văn bản được ban hành cơ bản đã tuân thủ về trình tự, thủ tục, thể thức ban hành văn bản; nội dung của các văn bản khi xây dựng được chú trọng để bảo đảm không trái với các quy định trong văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp trên và phù hợp với điều kiện thực tế. Các bộ, ngành, địa phương đã tích cực rà soát, bãi bỏ các văn bản QPPL đã không còn được áp dụng trên thực tế để bảo đảm tính minh bạch của hệ thống pháp luật. Theo đó, trong kỳ 2019 - 2023, có số lượng không nhỏ các văn bản QPPL được ban hành chỉ có nội dung bãi bỏ các văn bản QPPL khác. Cá biệt, có địa phương 100% văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa của cấp xã là văn bản ban hành để bãi bỏ văn bản QPPL.

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Hồ Quang Huy báo cáo tại Hội nghị.  
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Hồ Quang Huy báo cáo tại Hội nghị.  

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, quá trình thực hiện hệ thống hóa văn bản QPPL cũng như kết quả hệ thống hóa văn bản còn một số tồn tại như: việc xác định và tập hợp đầy đủ các văn bản phục vụ hệ thống hóa vẫn gặp khó khăn; một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự chủ động, tích cực phối hợp với tổ chức pháp chế, cơ quan tư pháp trong triển khai hệ thống hóa văn bản; một số cơ quan ở Trung ương, địa phương chưa bảo đảm thời hạn công bố, báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản; tình trạng văn bản QPPL có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập, không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, không xác định được tình trạng hiệu lực vẫn còn tồn tại…

Việc xây dựng Bộ pháp điển đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như góp phần vào việc áp dụng và thi hành pháp luật được hiệu quả. Thông qua công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát, làm “sạch” hơn 08 nghìn văn bản QPPL của Trung ương, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Bộ Tư pháp: Công bố Bộ pháp điển Việt Nam-Công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học - Ảnh 2
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng các đại biểu ấn nút công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng các đại biểu ấn nút công bố Bộ pháp điển Việt Nam.

Tại Hội nghị, Bộ pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học đã chính thức được công bố và đưa vào cuộc sống sau chặng đường hơn 10 năm triển khai thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh khẳng định, kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đã cho thấy bức tranh tổng thể về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến địa phương, nhất là về tình trạng hiệu lực của các văn bản. Kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được các bộ, ngành, địa phương công bố là nguồn dữ liệu vô cùng quan trọng phục vụ việc xây dựng, áp dụng và thi hành pháp luật.

Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu tại Hội nghị.  
Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu tại Hội nghị.  

Bộ pháp điển có vai trò, ý nghĩa, giá trị thiết thực trong việc bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ tra cứu của các quy định pháp luật; đồng thời, thông qua việc hỗ trợ các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong việc tìm kiếm, tra cứu các quy định pháp luật, Bộ pháp điển góp phần giảm chi phí tuân thủ pháp luật. Việc đưa Bộ pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, nhiệm vụ này sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật. 

Bộ trưởng nhấn mạnh, trong thời gian tới, để công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả và Bộ pháp điển Việt Nam ngày càng lan tỏa, phát huy được giá trị hữu ích trong thực tiễn, cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. 

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức làm công tác pháp chế nói chung và công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật nói riêng. Cùng với các bộ, ngành liên quan, Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện thể chế về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật để tăng cường hơn nữa trách nhiệm, hiệu quả thực hiện của nhiệm vụ này trong thời gian tới.

Thực hiện trách nhiệm đăng tải đầy đủ, kịp thời, cập nhật chính xác tình trạng hiệu lực của văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Quan tâm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư, nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, bảo đảm nguồn dữ liệu về văn bản pháp luật “đúng, đủ, sạch, sống” vận hành liên tục, ổn định.

Bộ Tư pháp: Công bố Bộ pháp điển Việt Nam-Công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học - Ảnh 3
Bộ Tư pháp: Công bố Bộ pháp điển Việt Nam-Công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học - Ảnh 4

Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối với các tập thể, các nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019-2023.

Bộ pháp điển được xây dựng, hình thành từ gần 09 nghìn văn bản QPPL đang còn hiệu lực của cấp trung ương và được sắp xếp, cấu trúc vào 45 chủ đề, trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục (có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề).
Bộ pháp điển là sản phẩm chính thức của Nhà nước được các bộ, ngành thực hiện một cách nghiêm túc, trách nhiệm theo một quy trình, trình tự chặt chẽ góp phần bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, kịp thời các QPPL đang còn hiệu lực có trong Bộ pháp điển. Các QPPL được sắp xếp theo một trật tự logic, khoa học, có hệ thống giúp cho việc tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật được dễ dàng, thuận tiện. Qua đó, Bộ pháp điển góp phần bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật cũng như góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.


Một số hình ảnh khác tại Hội nghị: 

Bộ Tư pháp: Công bố Bộ pháp điển Việt Nam-Công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học - Ảnh 5
Bộ Tư pháp: Công bố Bộ pháp điển Việt Nam-Công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học - Ảnh 6
Bộ Tư pháp: Công bố Bộ pháp điển Việt Nam-Công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học - Ảnh 7
Bộ Tư pháp: Công bố Bộ pháp điển Việt Nam-Công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học - Ảnh 8

Tin Cùng Chuyên Mục