Ngày pháp luật

Bitcoin khác với cổ phiếu như thế nào?

Theo ZingNews

Biến đổi về giá của Bitcoin có thể khá giống với thị trường chứng khoán truyền thống, tuy nhiên đây là hai loại tài sản hoàn toàn khác biệt.

Bitcoin là tiền mã hóa - loại tài sản kỹ thuật số được bảo đảm an toàn bằng mật mã dùng để thanh toán qua Internet, có giá trị lưu trữ như vàng, bạc.

Tiền mã hóa như email của thế giới tiền tệ. Chúng không tồn tại ở dạng vật chất, có thể được gửi đi chỉ trong vài phút và không yêu cầu nhiều bước trung gian để xử lý thanh toán.

Những khác biệt cơ bản

Các loại tiền tệ pháp định như USD hoặc Euro, lưu trữ tất cả giao dịch qua thẻ hay chuyển khoản trên sổ cái tập trung, được giữ bởi một tổ chức duy nhất. Trong khi đó, Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác sử dụng công nghệ blockchain. Đây là sổ cái phân tán trên toàn cầu, có thể được duy trì và sao chép bởi bất kỳ ai mà vẫn đảm bảo tính bất biến cũng như minh bạch.

Cổ phiếu được giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán truyền thống như NASDAQ, London Stock Exchange, Deutsche Börse...Người tham gia chỉ có thể giao dịch cổ phiếu từ thứ hai đến thứ sáu. Ngoài ra, thời gian mở và đóng cửa thị trường giữa các sàn giao dịch chứng khoán khác nhau.

Nhiều nhà đầu tư tiếp cận Bitcoin như với thị trường chứng khoán. 
Nhiều nhà đầu tư tiếp cận Bitcoin như với thị trường chứng khoán. 

Trong khi đó, có thể trao đổi Bitcoin trên sàn giao dịch tiền mã hóa tập trung và phi tập trung. Do thị trường tiền mã hóa không đóng cửa, Bitcoin có thể được giao dịch mọi lúc mọi nơi qua Internet.

Khác với cổ phiếu, Bitcoin không nằm dưới sự quản lý, điều tiết của bất cứ tổ chức nào. Tuy nhiên, hầu hết khu vực có quyền tài phán quốc tế đều công nhận nó là tài sản.

Bên cạnh đó, các công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu mới sau khi niêm yết. Bitcoin giới hạn ở 21 triệu BTC.

Ngoài ra, blockchain cho phép khách hàng xem tất cả giao dịch từng thực hiện. Với giao dịch cổ phiếu, các nhà môi giới giữ hồ sơ riêng. Tại Mỹ, thông tin này không được công bố rộng rãi trừ khi nhà đầu tư mua trên 5% cổ phần của công ty niêm yết.

Dù có sự khác biệt giữa hai hình thức đầu tư, một số công ty giao dịch có cổ phiếu gắn liền với độ tăng trưởng của Bitcoin. Các công ty này trực tiếp tham gia vào hoạt động liên quan đến Bitcoin như khai thác, nắm giữ lượng đáng kể Bitcoin trong dự trữ hoặc thị trường mục tiêu của họ là người dùng tiền điện tử.

Điều này dẫn đến các loại cổ phiếu này có xu hướng tăng trưởng tốt khi Bitcoin tăng giá và ngược lại. JP Morgan từng tung ra sản phẩm tài chính có tên “Giỏ tiếp xúc tiền điện tử”. Đây là công cụ liên kết với các công ty tập trung vào tiền mã hóa hàng đầu, cho phép nhà đầu tư tiếp xúc gián một cách gián tiếp với Bitcoin và thị trường Altcoin.

Lợi nhuận cao nhưng đầy rủi ro

Theo dữ liệu từ Morningstar, 2020 là năm kỷ lục đối với đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới về hiệu suất tương quan của nó với cổ phiếu truyền thống.

Hiệu suất tương quan là thước đo mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều mặt hàng. Ở đây, nó được sử dụng để xem xét mối quan hệ biến động giá của hai thị trường tiền mã hóa và chứng khoán.

Theo giới chuyên môn, các chỉ số cho thấy mối tương quan giữa Bitcoin và các thị trường tài chính truyền thống ngày càng gia tăng. 
Theo giới chuyên môn, các chỉ số cho thấy mối tương quan giữa Bitcoin và các thị trường tài chính truyền thống ngày càng gia tăng. 

Theo giới chuyên môn, các chỉ số cho thấy mối tương quan giữa Bitcoin và một loạt thị trường tài chính truyền thống, bao gồm S&P 500, vàng, dầu và trái phiếu Mỹ ngày càng gia tăng.

Mối tương quan cao nhất giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán là khi so với S&P 500 - chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất, niêm yết trên các sàn NYSE hoặc NASDAQ.

Điều này có thể là do sự gia tăng đầu tư vào thị trường tiền mã hóa. Các nhà đầu tư lớn tìm đến Bitcoin để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Khi một trong hai thị trường tăng hoặc giảm, nó có thể tạo ra hiệu ứng kích thích lan sang các thị trường khác.

Có thể so sánh Bitcoin với vàng, tài sản lưu trữ an toàn, tăng trưởng song song trong thời kỳ kinh tế bất ổn. Bitcoin thường được gọi là "vàng kỹ thuật số", do nguồn cung khan hiếm và hạn chế.

Tuy nhiên, mức biến động cao khiến Bitcoin ẩn chứa nhiều rủi ro và khó dự đoán hơn nhiều. Trên thực tế, Bitcoin tạo ra lợi nhuận cao hơn đáng kể so với vàng.

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục