Ngày pháp luật

Bí quyết đứng vững trước câu hỏi khó tuyển trạch viên

Quỳnh Như

Những câu hỏi phỏng vấn xin việc lướt nhanh cứ nghĩ là đơn giản nhưng nó thật sự khiến chúng ta đâu đầu vì câu trả lời sẽ mang lại quyết định bạn được nhận hay không.

Những câu hỏi phỏng vấn xin việc nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản nhất nhưng lại thường khiến chúng ta vấp ngã nhiều nhất. Doanhnhan.vn trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết đăng trên CNBC của JT O’Donnell, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Work It Daily, một nền tảng trực tuyến chuyên giúp mọi người giải quyết những vấn đề lớn nhất trong sự nghiệp của họ. Cô có hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc tuyển dụng, tuyển dụng và huấn luyện nghề nghiệp.

Một trong những câu hỏi hóc búa nhất là “Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?” hay “Bạn có thể cho tôi tối thiểu ba lý do tôi cần phải thuê bạn không?”. Vừa dứt câu hỏi nhưng ứng viên phải có ngay câu trả ngay.

Là một tuyển trạch viên với hơn 20 năm kinh nghiệm ở lĩnh vực nhân sự, tôi đã thấy rất nhiều ứng viên đưa ra những câu trả lời nhàm chán hay không đáp ứng được câu hỏi như: tôi có thể làm sếp của tôi hài lòng, tôi đã làm công việc A ở cty B 3 năm,… Đó là những câu trả lời vô cùng tự tin nhưng lại mơ hồ và sáo rỗng.

Trường hợp còn lại thì quá rụt rè như: tôi không có nhiều kinh nghiệm nhưng tôi có thể học hỏi, tôi sẽ cố gắng hơn.

Bí quyết đứng vững trước câu hỏi khó tuyển trạch viên - Ảnh 1

Vậy làm thế nào để trả lời được câu hỏi mang một phần quyết định này?

Ứng viên sáng giá sẽ để lại ấn tượng lâu dài bằng cách thực hiện ba điều như sau khi chuẩn bị câu hỏi.

1. Hãy phô diễn những điểm mạnh và trình độ vốn có của bản thân.

Bạn có hàng tá điểm mạnh trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng không có nghĩa bạn phô diễn tất cả.

Bạn không nên đưa ra một bản quảng cáo kéo dài suốt 10 phút mà chỉ nên chọn một điểm mạnh nhất định để làm nổi bật mình. Bạn nên biết mình đang đi phỏng vấn cho lĩnh vực nào? Ở vị trí đó bạn có những điểm mạnh nào? Bạn nên nghiên cứu kỹ và chọn lọc từ hai đến ba kỹ năng quan trọng nhất cho vị trí mình đang ứng tuyển.

2. Nên có ví dụ sinh động

Bạn không nên chỉ nói suông kiểu như “tôi thực sự giỏi lĩnh vực A, C, H…”. Bạn phải biết toả sáng như đưa ra một câu chuyện hoặc ví dụ cho kỹ năng mình đang nói. Như vậy, chứng minh được bạn biết mình là ai? Đang làm gì? Và mình đang ở đâu? Điều đó có thể cho thấy những công việc bạn làm trước đây mang lại hiệu quả cao.

3. Tự tin quá cũng không được mà khiêm tốn quá thì cũng không nên, do đó bạn phải biết cân bằng được hai yếu tố đó.

Bạn không nên tỏ ra quá tự mãn dù trong hành động hay lời nói. Câu trả lời phải biết cân bằng giữa sự tự tin và khiêm tốn thực sự thì người tuyển dụng mới biết được bạn là người làm việc có cơ sở và dễ làm việc với mọi người.

Những nhân viên giỏi - dễ mến - không tự cao tự đại luôn biết mình đang làm gì. Mong muốn thật sự của họ rất khác biệt, mạnh mẽ và mang tính xây dựng chung chứ không vì lợi ích cá nhân.

Bí quyết đứng vững trước câu hỏi khó tuyển trạch viên - Ảnh 2

Như thế nào là một câu trả lời ấn tượng để nhà tuyển dụng phải ngẫm nghĩ?

1. Tôi đang tìm kiếm người có thể quản lý 5 nhân viên và phải có hiểu biết vững chắc về marketing qua mạng xã hội, bạn có làm được không? Cho tôi biết lý do tôi nên nhận bạn cho vị trí này?

"Tôi đã có hơn 6 năm kinh nghiệm với tư cách giám đốc marketing và là lãnh đạo các nhóm từ 7 người trở lên. Mục tiêu của tôi là luôn lắng nghe nhân viên mình nói về những gì mà họ đang cần để thực hiện tốt công việc của họ.

Trong các vị trí từng đảm nhận trước đây, tôi đã thúc đẩy và hỗ trợ hết mình để đáp ứng và vượt qua chỉ tiêu hàng quý. Tôi cũng có nền tảng kiến thức vững chắc về marketing qua mạng xã hội.

Năm ngoái, tôi đã dẫn đầu việc khởi động một chiến dịch lớn giúp tăng lượng theo dõi trên mạng xã hội của chúng tôi tăng lên 2.000%. Vì vậy tôi có thể đảm nhận vị trí này và làm cho đội của mình ngày một mạnh hơn".

Câu trả lời trên cho thấy ứng viên này làm rất tốt khi cung cấp thông tin chi tiết về kinh nghiệm, thành tích và các thành tựu mà họ đảm nhận trong công việc trước đây. Họ cũng đưa ra nhanh những điểm mạnh mà nhà tuyển dụng đang tìm.

2. Trong phần mô tả công việc, chắc bạn cũng thấy tôi cần một người có kỹ năng giao tiếp tốt và có kinh nghiệm làm việc với khách hàng lớn?

"Trong các vai trò mà tôi đã đảm nhận, tôi đã đưa nhiều công ty vào danh sách bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ - Tất cả đều là những khách hàng thân thiết của tôi trong nhiều năm qua.

Tôi tin rằng để làm được điều đó, tôi cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, ngoài ra tôi luôn chủ động trong công việc và luôn minh bạch. Nếu tôi được nhận, tôi đã có một danh sách khách hàng tiềm năng và có thể chào hàng họ ngay".

Câu trả lời này không chỉ trình bày chi tiết về điểm mạnh mà còn thể hiện được thành tích của ứng viên. Ứng viên cũng đề cập đến cách kết nối của họ để mang lại giá trị cao trong công việc và mang lại doanh thu cho công ty.

3. Bạn còn câu trả lời nào khác không?

"Tôi biết ngài có hàng tá ứng viên tốt có trình độ cao để lựa chọn. Tôi không phải ứng viên hoàn hảo được ngài để mắt đến nhưng tôi tin mình sẽ vượt qua những gì ngài mong đợi cho vị trí này này.

Không chỉ vì tôi có thành tích trong việc đẩy mạnh doanh số bán hàng và đưa ra chiến lược tiếp thị sáng tạo mà tôi là người có ý chí mạnh mẽ trong công việc. Người quản lý trước của tôi đã yêu cầu tôi thuyết trình trước toàn thể công ty hay làm mọi cách để dịch vụ của chúng tôi hấp dẫn hơn".

Ứng viên này bắt đầu với một tuyên bố vô cùng khiêm tốn bằng cách thừa nhận rằng mình chỉ là một trong những người có thể làm việc này chứ không phải người duy nhất.

Nhưng ứng viên không hề tự hạ thấp mình. Thay vào đó, người này tiếp tục giải thích điểm mạnh khiến họ trở nên độc đáo ở phần trình bày sau. Khi nói “làm mọi cách để dịch vụ của chúng tôi hấp dẫn hơn”, ứng viên đã biết vận dụng trí tuệ cảm xúc - đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng nào cũng đang tìm kiếm hiện nay.

Bài học lớn

Nỗ lực để trở nên nổi bật trong khi diễn thuyết để được tuyển dụng, các ứng viên nên đưa ra những tuyên bố táo bạo để làm bản thân toả sáng trước tuyển trạch viên.

Việc gây ấn tượng với một giám đốc nhân sự không phải là quá huênh hoang. Việc đó làm nhà tuyển dụng phải suy nghĩ nghiêm túc về những điểm mạnh sáng giá mà bạn đang có là gì? Điều gì làm bạn trở nên độc đáo hơn và bạn định sử dụng chúng như thế nào để phù hợp với văn hoá công ty.

Tin Cùng Chuyên Mục