Ngày pháp luật

Bí mật về người kỹ sư thiết kế iPhone đời đầu cùng Steve Jobs nhưng phải lặng lẽ rời bỏ Apple

Theo Vân Đàm/Tri Thức Trẻ

Freddy Anzures làm việc dưới chướng Steve Jobs với nhiệm vụ thiết kế thiết bị di động có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong thế kỷ này. 14 năm sau, anh bắt đầu đi tìm cho mình hướng đi mới.

Bài viết được tác giả Ankita Rao đăng tải trên trang Motherboard về câu chuyện của một kỹ sư trong nhóm 7 người cùng Steve Jobs thiết kế ra chiếc iPhone đời đầu nhưng sau đó phải rời bỏ Apple trong lặng lẽ và tìm hướng đi mới. Đằng sau đó ẩn chứa những câu chuyện bất ngờ. 

Bí mật về người kỹ sư thiết kế iPhone đời đầu cùng Steve Jobs nhưng phải lặng lẽ rời bỏ Apple - Ảnh 1

Freddy Anzures làm việc dưới chướng Steve Jobs với nhiệm vụ thiết kế thiết bị di động có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong thế kỷ này. 14 năm sau, anh bắt đầu đi tìm cho mình hướng đi mới.

Freddy Anzures muốn tôi biết về một kỹ sư gốc Philippines từ những năm 1960 có tên Gregorio Y. Zara – người phát minh ra "television - telephone" - một thiết bị di động có thể thực hiện cuộc gọi video. Anh ấy đã mang chiếc iPhone ra để cho tôi thấy bức ảnh của Zara với sáng chế của mình. "Nó chưa bao giờ được hoàn thiện", Anzures chia sẻ nhưng thật may mắn anh ấy đã tạo ra một thứ khác còn tuyệt vời hơn, đó là FaceTime.

"Tôi không biết về người đàn ông này khi còn ở Apple. Nhưng đến giờ tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải cho mọi người biết về anh ấy", Anzures nói.

Anzures là một người Mỹ gốc Philippines 42 tuổi làm việc trong đội ngũ nguyên thuỷ sáng chế ra iPhone – thiết bị có tầm ảnh hưởng nhất trong thế kỷ này. Anh ấy đã thiết kế ra một vài giao diện tương tác người dùng mang lại sự thay đổi hoàn toàn cách mà chúng ta sử dụng công nghệ bao gồm cả iMessage, Voicemail, ứng dụng gốc của YouTube và bảng tính iPhone. Tên của anh có trong hàng loạt bằng sáng chế của iPhone trong thập kỷ qua. Sẽ là không quá nếu nói chính những đóng góp của Anzures đã giúp Apple trở thành công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, kể từ khi Steve Jobs mất vào năm 2011, 5 trong số 7 người trong đội ngũ thiết kế trải nghiệm người dùng gốc của iPhone mang tên "Human Interface" gồm cả Anzures đã rời công ty. Hiện tại, Anzures lo ngại rằng giống như Zara, những đóng góp mà đội ngũ của anh mang lại cho iPhone có thể bị quên lãng mãi mãi.

Bí mật về người kỹ sư thiết kế iPhone đời đầu cùng Steve Jobs nhưng phải lặng lẽ rời bỏ Apple - Ảnh 2

Tôi gặp Anzures vào tháng 4, 2 tháng sau khi anh rời Apple khi anh đang có một buổi nói chuyện tại trường Đại học Carnegie Mellon.

Ở giai đoạn "hậu Apple", Anzures đang nỗ lực định vị chính mình để thu hẹp khoảng cách giữa văn hoá và công nghệ. Không chỉ theo cách đa dạng hoá nguồn nhân lực – mặc dù người châu Á vẫn là nhóm ít được bổ nhiệm làm lãnh đạo và quản lý tại thung lũng Silicon. Anzures cũng cố gắng thay đổi hiện trạng mà trong đó hầu hết người da trắng thiết kế và tạo ra những sản phẩm cho toàn bộ thế giới sử dụng.

Ý tưởng thiên tài

Mọi thứ bắt đầu tại Pittsburfh khi Anzures quay lại Carnegie Mellon Uninversity vào ngày 1/4. Tuy nhiên trời vẫn còn khá lạnh và có khả năng có tuyết khi anh đang thực hiện buổi nói chuyện trên TED với sinh viên.

Anzures không thảo luận về Apple. Thay vào đó, anh trình bày nội dung "Làm thế nào để đặt trái tim vào trong công việc mà không để mất đi tâm hồn". Anh tập trung vào hành trình bắt đầu tại đây, ở Carnegie Mellon – nơi anh từng học thiết kế công nghiệp vào những năm 1990.

Mặc chiếc quần đen và áo len, anh nói về dự án thiết kế lớn đầu tiên của mình tại trường đại học:

Những ngày đó, Anzures là một fan hâm mộ của giảng đường. Bố mẹ anh cùng với anh trai, chị gái chuyển từ Maryland tới đây. Bạn bè của Anzures, một vài là bạn cũ, một vài là mới cũng đến từ New York và San Francisco để hỗ trợ anh. Imran Chaudhri – người đứng đầu nhóm Human Interface đã tuyển Anzures sau cuộc gặp gỡ buổi tối tại Vịnh Area.

"Nếu bạn nhìn vào những thứ mà Freddy và tôi làm việc cùng nhau, mọi việc tới từ sự thân thiết – tình bạn và tình yêu. Tôi nghĩ mọi người có thể cảm thấy điều đó khi chúng tôi làm việc. Một vài trong số đó là những thứ bền lâu vẫn có trong tính năng sản phẩm.

Sau đó, trên đường tới khách sạn Ace – nơi toàn cuộc họp diễn ra, chúng tôi đã đi qua một ngồi nhà rất đẹp cùng với ngôi nhà cũ của Anzure. Ngày đó cũng chính là ngày Apple được thành lập vào năm 1976 – đánh dấu sự bắt đầu của một hành trình quay trở lại. 14 năm tại Apple đã qua và một vài thứ mới bắt đầu. 

Anzures suy nghĩ rất nhiều về di sản mà bản thân đã để lại ở Apple. ‘'Vì là một phần của đội ngũ thiết kế iPhone nên tôi luôn hi vọng rằng thế hệ sau sẽ vẫn đại diện cho mình và những giá trị cốt lõi ấy". Ngoài ra, Anzures cũng có cảm giác rằng bản thân cần phải chứng minh tầm ảnh hưởng tại công ty trước khi rời đi hoàn toàn.

Anzures hồi tưởng lại những ngày đầu tiên khi bắt tay làm iPhone. Sau khoảng thời gian có rất nhiều tin đồn, quản lý của anh bước vào và nói rằng chiếc điện thoại đã hoạt động. Anzures và Chaudhri sau đó được chuyển sang phát triển iPhone dù trước đó đang tập trung phát triển dashboard và widget cho MacOS.

Bí mật về người kỹ sư thiết kế iPhone đời đầu cùng Steve Jobs nhưng phải lặng lẽ rời bỏ Apple - Ảnh 3

Anzures những ngày đầu ở Apple

"Khi mà những nghiên cứu trở thành hiện thực và bạn là một phần trong số đó, bạn sẽ ở trong trạng thái kiểu wow, tôi giống như thiên tài vậy. Và khi Steve Jobs tham gia vào cùng, mọi thứ còn tuyệt hơn nữa".

Kể từ sau đó, nhóm thiết kế dẫn đầu bởi Chaudhri và Ording – một trong số những người tạo text selection trên iOS – đã trao đổi liên tục với Steve Jobs để tìm ra những gì là phù hợp nhất. “Đó là khoảng thời gian mà chúng tôi muốn hiện thực hóa mọi ý tưởng của mình". "Vuốt để mở khoá" là một trong những tính năng của iPhone được ra đời trong thời gian này. 

Tuy nhiên mọi thứ không diễn ra hoàn hảo. Chadhri và Anzures là 2 người da màu duy nhất trong nhóm thiết kế Human Interface. Steve Jobs thì lại nổi tiếng về tính tình hay thay đổi và không phải là một người lãnh đạo hoàn hảo.

Viết trong cuốn "The One Device: The Secret History of the iPhone", Brett Bilbrey, người đảm nhận những dự án về nghiên cứu và thiết kế ở Apple trong khoảng thời gian iPhone ra mắt đã chia sẻ: “Tôi đã nghỉ việc bởi nhiều lý do và stress là một trong số đó. Đó là thời kì của hỗn loạn, của thống trị, của những mất kiểm soát".

Dẫu vậy cả đội vẫn phải thừa nhận rằng Apple chính là công ty công nghệ tiên tiến nhất và là nơi đáng làm việc nhất ở Bay Area lúc bấy giờ.

Và rồi iPhone được cho ra mắt, mọi thứ bắt đầu thay đổi, "sự thành công của iPhone đã biến cái nhìn của thế giới với công ty trở nên khác hẳn", Anzures nói. Apple từ một thương hiệu lớn trở nên rất lớn. Tập trung vào thiết kế dần trở thành ưu tiên sau việc tạo ra lợi nhuận. 

Nhiều kĩ sư và nhà thiết kế - những con người góp phần vào sự ra mắt phiên bản đầu tiên của iPhone như Anzures, đã bắt đầu rời bỏ công ty. Nguyên do là bởi nhiều người trong số họ hoặc không hề, hoặc nhận được rất ít sự công nhận về chính sản phẩm do họ làm ra.

Sau khi rời Apple, Anzures cho biết bản thân giờ đây cảm thấy tràn đầy sức sống. Anh liên tục phải di chuyển liên tục giữa New York và San Francisco, xây dựng một phòng triển lãm mang tên Family Affair ở gần hãng thu âm nổi tiếng Groove Merchant ở Haight-Ashbury, nơi anh đang sống.

Tuy nhiên, Anzures vẫn lo ngại công việc của mình sẽ biến mất "như thể ai đó bấm clear history trên trình duyệt". Apple thì sẽ vẫn luôn như vậy - nổi tiếng là công ty kín tiếng. Nhưng tôi có cảm giác rằng đâu đó vẫn còn rất nhiều những người giống như Anzures, dành thời gian để tìm hiểu gốc các ca khúc của Beastie Boys, những người muốn lật lại lịch sử về FaceTime để biết được rằng người phát minh ra nó là một chàng kỹ sư người Philippines ít ai biết đến mang tên Gregorio Zara.

"Là kẻ vô hình cũng rất tuyệt, cảm giác thật tự do. Nhưng có lẽ đã đến lúc tôi phải bỏ cái mũ Daft Punk này ra rồi", Anzures nói.

Tin Cùng Chuyên Mục