Apple đặc biệt sử dụng các sản phẩm tái chế trong Mac, iPhone và các thiết bị khác để giảm thiểu biến đổi khí hậu và kiểm soát tác động ngày càng nghiêm trọng của ngành công nghệ với cuộc sống con người.
Họ cũng đã giảm thiểu việc sử dụng nhựa tới 4% trên tất cả các sản phẩm của mình vào năm 2021. iPhone 13 mới của năm 2021 là thiết bị đầu tiên của công ty không chứa vật liệu đóng gói bằng nhựa. Apple hy vọng sẽ loại bỏ tất cả việc sử dụng nhựa trong bao bì của mình vào năm 2025.
Vào năm 2021, một lượng lớn 59% nhôm trong các sản phẩm Apple xuất xưởng là từ các sản phẩm tái chế bên cạnh một số thiết bị làm hoàn toàn từ nhôm tái chế 100%. Các vật liệu tái chế sẽ sử dụng vào đâu?
Lần đầu tiên Apple sử dụng vàng tái chế được chứng nhận để mạ tấm bảng logic chính và kết nối camera trước và sau của iPhone 13 và iPhone 13 Pro. Theo Apple , “cột mốc quan trọng” này là kết quả của công việc tiên phong trong việc truy xuất nguồn gốc; để thiết lập một chuỗi cung ứng vàng được tạo thành hoàn toàn từ các vật liệu tái chế.
Apple tuyên bố rằng các nhà tái chế có thể thu hồi khoảng 2.000 tấn đá được khai thác từ vật liệu được tách ra trên iPhone. Việc sử dụng vật liệu tái chế còn góp phần kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị của Apple.
Để thúc đẩy sáng kiến này và đạt được thành công, Apple đã giới thiệu một công nghệ giống như máy hủy tài liệu với hình dạng của một chiếc máy gọi là Taz. Nó tách nam châm khỏi các mô-đun âm thanh và lấy ra nhiều kim loại đất hiếm hơn. Bên cạnh đó, Apple còn có Daisy, một robot có thể tháo rời iPhone, còn robot Dave có thể tháo rời Taptic Engines và thu hồi nhiều kim loại đất hiếm hơn như thép, vonfram và nam châm. Apple là người tiên phong về thay đổi và đổi mới, bằng cách giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu một cách thực tế, Apple phần nào đó sẽ làm gương cho những ông lớn khác.