Ngày pháp luật

4 phương án tổ chức sản xuất cho doanh nghiệp trong thời gian giãn cách tại TP HCM

Thành Trung

TP HCM đã hoàn thành gói hỗ trợ thứ nhất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh với kinh phí hơn 700 tỷ đồng và tiếp tục triển khai gói hỗ trợ thứ hai cho người nghèo, cận nghèo, lao động tự do với kinh phí hơn 900 tỷ đồng.

Sáng 15/8, tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ về sơ kết thực hiện chỉ thị 16, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã đưa ra 4 phương án cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong thời gian TP HCM thực hiện giãn cách xã hội.

4 phương án tổ chức sản xuất cho doanh nghiệp trong thời gian giãn cách tại TP HCM - Ảnh 1

TP HCM đã hoàn thành gói hỗ trợ thứ nhất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh với kinh phí hơn 700 tỷ đồng và tiếp tục triển khai gói hỗ trợ thứ hai cho người nghèo, cận nghèo, lao động tự do với kinh phí hơn 900 tỷ đồng.

Về phương án sản xuất, TP HCM đưa ra 4 phương án để doanh nghiệp tiếp tục tổ chức sản xuất an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch.

Phương án 1: Tiếp tục thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc phương án “3 tại chỗ theo kíp” linh hoạt (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ luân phiên theo kíp sản xuất).

Phương án 2: Tiếp tục thực hiện Phương án “1 cung đường - 2 địa điểm” hoặc phương án “1 cung đường - 2 địa điểm” linh hoạt (người lao động chỉ lưu thông trên 1 cung đường nối 2 địa điểm là nơi làm việc và nơi lưu trú tập trung).

Phương án 3: Cả 2 mô hình “3 tại chỗ” và “1 cung đường - 2 địa điểm”.

Phương án 4: Tổ chức hoạt động theo phương châm “4 xanh” gồm: nhân lực xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh và nơi ở xanh.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp tại TP HCM phải tạm dừng sản xuất vì mô hình "3 tại chỗ" gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp không thể duy trì được "3 tại chỗ" vì chi phí lớn, quy mô diện tích chật hẹp, số lượng công nhân đông, việc áp dụng “3 tại chỗ” gặp rất nhiều rủi ro dẫn đến phát sinh các ổ dịch mới.

Tin Cùng Chuyên Mục