Ngày pháp luật

3 mẹo nhỏ giúp bạn không trở thành "con nợ" tín dụng

Trần Phương

(Doanhnhan.vn) - Nếu muốn thoát khỏi các khoản nợ, bạn nên thay đổi suy nghĩ về cách sử dụng tiền của mình, đặc biệt là đối với tín dụng.

Nợ tín dụng cũng giống như việc giặt giũ vậy. Thông thường, khi giỏ đựng quần áo bẩn đầy, bạn sẽ đổ chúng vào trong máy giặt. Tuy nhiên đôi khi vì quá bận rộn, bạn bỏ quên nên quần áo cứ thế chất đống trên sàn nhà, nhiều đến nỗi bạn còn không dám nhìn chúng để đỡ phải cảm thấy chán ghét bản thân mình.

Nợ cũng vậy. Bạn tiêu chỗ này một ít, xài chỗ kia một ít, và bạn sẽ sớm nhận lấy một đống nợ mà có khi chẳng thể nhớ nổi là mình đã tiêu vào việc gì.

Bạn còn có thể phạm phải một vài sai lầm nào đó mà bạn không hề nhận ra. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn không rơi vào tình huống như vậy.

Lưu ý, những đánh giá về sản phẩm tài chính trong bài được xem xét và đề xuất bởi công ty Wirecutter (thuộc New York Times) và chưa qua bất kì nhận xét, phê duyệt hay xác nhận nào bởi các bên thứ ba.

1. Giải quyết những "món nợ" cỏn con trước

Khi đối diện với một khoản nợ lớn, việc đầu tiên bạn cần làm là bình tĩnh và đừng làm mọi việc trở nên rắc rối hơn.

Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Kinh tế Hoa Kỳ cho thấy, những người vay tiền này thường tránh được các khoản lãi suất thẻ và vay thấu chi, hay phí trả chậm bằng cách chuyển nợ từ thẻ có lãi suất cao sang thẻ lãi suất thấp. Họ sẽ hoàn trả số dư của mình với tiền có trong tài khoản vãng lai hoặc sử dụng thẻ tín dụng khác có hạn mức tín dụng đủ lớn.

3 mẹo nhỏ giúp bạn không trở thành

Đó là phương pháp “tuyết lăn”. Phương pháp này được ưa dùng bởi chuyên gia tài chính cá nhân Dave Ramsey. Trước tiên bạn sẽ thanh toán nợ ở thẻ có số dư thấp nhất, rồi tiếp tục với các số dư tăng dần, bất kể lãi suất được tính là bao nhiêu. Kế hoạch này cho phép bạn xây dựng động lực tích cực để giải quyết tất cả các khoản nợ.

Một phương án khác là tập trung vào thẻ có tỉ lệ lãi suất cao nhất, và thanh toán nợ của nó trước. Những người có đầu óc hay tính toán thường thích cách này vì đến cuối cùng họ chỉ phải trả khoản lãi suất thấp nhất. Đăng ký một thẻ tín dụng khác để chuyển vào đó số nợ còn tồn đọng, đi kèm với một khoảng thời gian dài với lãi suất 0%, sẽ giúp bạn có thêm thời gian để giải quyết các khoản nợ.

Nếu bạn có nợ ở 2 thẻ, bạn sẽ có xu hướng trả một tỉ lệ cố định (giả sử 30%) ở cả 2. Đây là một phát hiện trong loạt bài nghiên cứu của Viện Becker Friedman, ĐH Chicago. Tuy nhiên, đừng làm vậy. Bạn sẽ tốn nhiều thời gian để thanh toán hết các khoản nợ, và cuối cùng sẽ còn phải trả nhiều lãi hơn.

2. Nâng hạn mức tín dụng

Nếu bạn là kiểu người luôn tự hào về việc không bao giờ thanh toán muộn các hóa đơn tín dụng, thì bạn sẽ dễ có những hành vi xấu khi mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát. Đây là kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tiếp thị của Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ.

3 mẹo nhỏ giúp bạn không trở thành

Giả sử có một tháng bạn phải tiêu xài hơn mức bình thường: tủ lạnh bị hỏng, bạn có một chiếc đám cưới người thân, chú chó thân yêu ốm... nhìn vào bản sao kê và tài khoản ngân hàng của mình bạn hốt hoảng thế nhưng bạn lại bắt đầu mua sắm tẹt ga bất chấp hậu quả.

Sau tất cả, bạn không còn là một người vay tiền có trách nhiệm nữa. Nhưng bạn yên tâm, bạn không hề đơn độc.

Những người có khả năng tự kiểm soát bản thân tương đối cao thì số dư trong thẻ có xu hướng giảm do nhu cầu tiêu xài tăng. Và một khi họ không thể làm mọi việc như dự tính thì họ sẽ cảm thấy mình như kẻ thất bại.

Keith Wilcox, giáo sư Marketing tại Trường kinh doanh ĐH Columbia, đồng tác giả bài viết “hiệu ứng cái quái gì thế này” (“what the hell effect”) chia sẻ: “Khi bạn cố gắng kiểm soát bản thân càng nhiều thì việc tiêu tiền quá mức càng dễ xảy ra”.

Bạn có thể làm dịu đi nỗi tuyệt vọng của mình nếu làm cho sai lầm của mình trở nên bớt tồi tệ hơn. Chẳng hạn, việc tăng hạn mức tín dụng sẽ làm cho khoản nợ quay vòng trông ít hơn, và bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn, với việc sở hữu 500 đô với hạn mức 5000 đô sẽ khiến bạn cảm thấy “dễ nuốt” hơn so với 1000 đô.

3 mẹo nhỏ giúp bạn không trở thành

Và bằng việc tránh, hay giảm thiểu những nỗi tuyệt vọng đó bạn sẽ giúp bạn không dễ nổi đóa lên và nâng khoản nợ của mình lên gấp đôi bằng cách “ném tiền” cho chiếc áo khoác da đắt đỏ.

Tuy nhiên, hãy cân nhắc việc yêu cầu nhà phát hành thẻ nâng hạn mức thẻ tín dụng, vì nó có thể gây ảnh hưởng nhỏ và tạm thời đến điểm số tín dụng.

Một khảo sát vào năm 2019 của trang CompareCards.com chỉ ra, 4 trên 5 đã người thành công trong việc yêu cầu ngân hàng nâng hạn mức tín dụng. Nó cũng sẽ là một nước đi tốt nếu bạn yêu cầu việc giảm lãi suất. Thế nhưng, nếu bạn nghĩ rằng việc gia tăng hạn mức tín dụng này sẽ có lợi lâu dài trong tương lai, thì phương pháp này không dành cho bạn.

3. “Marie Kondo” chi tiêu của bạn

Marie Kondo là chuyên gia người Nhật trong lĩnh vực tổ chức và sắp xếp, người đã phát minh ra phương pháp KonMari nổi tiếng. Phương pháp này xoay quanh một câu hỏi duy nhất: Đồ vật này, vật dụng này có tạo ra niềm vui hay không?

3 mẹo nhỏ giúp bạn không trở thành

Nghiên cứu chỉ ra, bạn hoàn toàn có nguy cơ bội chi vào những lúc tâm trạng đang tốt. Hay như những người dùng mạng xã hội nhiều dễ “cao hứng” mua sắm và nợ thẻ tín dụng nhiều hơn.

Để chống lại hiệu ứng này, bạn cần thực hiện một “chế độ ăn kiêng” cho ví của bạn. Chỉ mua những gì thực sự cần thiết trong suốt một tháng. Tiếp đến, bạn cân nhắc mua món đồ khác như vé xem phim hay mua quần áo mới. Trước mỗi món đồ hãy hỏi xem, liệu nó có thực đem lại cho bạn niềm vui.

Một lợi ích dễ thấy đó là bạn sẽ tiết kiệm được tiền, và dùng số tiền này để trả những khoản nợ thẻ tín dụng. Cứ như vậy, bạn sẽ không còn trở thành nô lệ của thẻ tín dụng nữa.

Tin Cùng Chuyên Mục